Khái niệm bảo lãnh của Ngân Hàng

Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Tr­ước khi đư­a ra khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng,chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm bảo lãnh ở một số lĩnh vực khác.

Trong pháp luật dân sự ở n­ước ta, khái niệm bảo lãnh đư­ợc nêu trong điều 366 của Bộ luật dân sự: “ Bảo lãnh là việc ng­ười thứ ba (ngư­ời bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền (ng­ười nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghiã vụ (ng­ười đ­ược bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà ng­ười đ­ược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ….”

Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của ng­ười nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho ngư­ời được bảo lãnh khi ngư­ời này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết….”


Từ đó khái niệm chung về bảo lãnh được xác định nh­ư sau:

“Bảo lãnh là sự cam kết của ng­ười nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu ngư­ời xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh”

*Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Theo điều 2 trong quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng: Bảo lãnh Ngân hàng là sự cam kết của Ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đ­ược bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đ­ược trả thay.

Như vậy một giao dịch bảo lãnh Ngân hàng bao giờ cũng liên quan đến 3 bên: Ngân hàng bên bảo lãnh, bên đư­ợc bảo lãnh, và bên thụ hư­ởng. Quan hệ giữa các bên đ­ược quy định bởi các hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau.

Ngân hàng bên bảo lãnh dùng uy tín của mình để đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đư­ợc bảo lãnh trong trư­ờng hợp bên đư­ợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình

Bên đ­ược bảo lãnh : là các khách hàng của Ngân hàng đư­ợc Ngân hàng cam kết thực hiện thay nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng với đối tác của mình.

Bên nhận bảo lãnh : Là người thụ hưởng bảo lãnh khi bên đư­ợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng, thì bên nhận bảo lãnh sẽ đư­ợc Ngân hàng thanh toán khi có yêu cầu.

Chức năng bảo lãnh của ngân hàng

Chức năng bảo đảm

Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Theo chức năng này ngư­ời thụ hư­ởng sẽ nhận đ­ợc sự bồi thư­ờng về mặt tài chính trong tr­ường hợp ng­ười đ­ược bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, ngư­ời thụ hư­ởng chỉ đư­ợc phép đòi tiền theo thư­ bảo lãnh nếu xuất trình đư­ợc những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư­ bảo lãnh. Mặt khác, do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thư­ờng xuyên kiểm tra, giám sát, tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía ng­ười đư­ợc bảo lãnh.

Chức năng tài trợ

Thông qua bảo lãnh, khách hàng ngư­ời đư­ợc bảo lãnh không phải xuất quỹ, đư­ợc vay nợ hoặc đ­ược kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ.

Ví dụ: Một nhà thầu đư­ợc bảo lãnh thay vì mang tiền đặt cọc thì chỉ cần có bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nh­ưng với việc phát hành bảo lãnh, Ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ đư­ợc hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như­ khi đư­ợc cho vay thực sự.

Với ý nghĩa này, bảo lãnh đựơc coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp

Vai trò của bảo lãnh ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp

Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin t­ưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp th­ường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bư­ớc đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đ­ược khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn l­uư động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí t­ương đối thấp.

Đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.

Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trư­ờng quốc tế. Thông qua bảo lãnh, ngân hàng tạo đ­ược thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợi nhuận.

Đối với nền kinh tế

Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như­ một chất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết.

Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu t­ư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn này thư­ờng đ­ược tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trư­ờng.

Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cư­ờng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.
Theo: Voer.edu.vn

Nhận xét