Khái niệm về kiểm toán


Kiểm toán độc lập:

Các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết , các ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những doanh nghiệp có yêu cầu khác. Hiện có gần 200 công ty kiểm toán hoạt đông tại Việt Nam, bao gồm các công ty quốc tế như Pricewaterhouse, KPMG, Ersnt & Young, Deloitte, Grant Thorton, BDO… và nhiều công ty Việt Nam có quy mô khác nhau. Hàng năm, các công ty này tuyển dụng rất nhiều sinh viên mới ra trường. Nhiều sinh viên được trao học bổng từ khi còn đi học để sau này trở thành nhân viên của các công ty này.

Công việc của một kiểm toán viên bao gồm việc kiểm tra các chứng từ, sổ sách, xác nhận công nợ, chứng kiến kiểm kê tài sản, phân tích số liệu tài chính… nhằm thu thập bằng chứng về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

Khái niệm về kiểm toán
Khái niệm về kiểm toán
                                 

Kiểm toán nội bộ:
Những doanh nghiệp lớn có thể tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ riêng nhằm kiểm tra và đánh giá các hoạt động hoặc các bộ phận trong doanh nghiệp; thí dụ công ty đa quốc gia, các tổng công ty, các ngân hàng.
Công việc của kiểm toán nội bộ thường tập trung vào việc:
Kiểm tra và đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu của các hoạt động nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chât lượng hoạt động đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra tính tuân thủ các quy định pháp luật và nội bộ trong tổ chức để phát hiện hành vi không tuân thủ và khắc phục sớm các hậu quả.
Kiểm tra các thông tin, báo cáo tài chính và hoạt động của các bộ phận. Nguồn cung cấp kiểm toán viên nội bộ thường là những kiểm toán viên độc lập hoặc kế toán viên có kinh nghiệm. Bộ phận kiểm toán nội bộ của các tổ chức cũng tuyển các sinh viên mới ra trường để làm trợ lý kiểm toán.

Kiểm toán nhà nước:

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm toán các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các chương trình quốc gia và những đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước. Việc kiểm toán không chỉ xem xét vấn đề tuân thủ quy định mà còn đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu của các hoạt động.

Kiểm toán viên nhà nước được tuyển từ nhiều nguồn, một phần lớn là cán bộ có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên cũng chọn con đường trở thành kiểm toán viên nhà nước ngay sau khi mới ra trường.

Quá trình phát triển nghề nghiệp:

Khi bước vào các công ty kiểm toán, các bạn sinh viên thường trải qua các giai đoạn sau:

Trợ lý kiểm toán.

Trong vòng 1-2 năm sau khi ra trường, các bạn sẽ ở vai trò trợ lý kiểm toán với công việc từ đơn giản đến phức tạp. Ở thời gian đầu, các bạn chủ yếu được giao kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ. Khi đã có kinh nghiệm hơn, trợ lý có thể kiểm tra các khoản mục phức tạp dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

Trưởng nhóm kiểm toán.

Ở vị trí này, các bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Lúc này, bên cạnh các kỹ thuật cơ bản, trưởng nhóm phải biết cách phân công, phối hợp và giám sát các trợ lý của mình. Các trưởng nhóm cũng cần có khả năng thực hiện những công việc mang tính chất xét đoán hơn, như phân tích hay đánh giá rủi ro… đồng thời bắt đầu phát triển khả năng làm việc với khách hàng, thí dụ trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh trong quá trình kiểm toán.

Chủ nhiệm kiểm toán.

Khoảng 6-7 năm sau khi ra trường, một sinh viên có thể trở thành chủ nhiệm kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán có thể điều hành một cuộc kiểm toán lớn và đồng thời chịu trách nhiệm giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Chủ nhiệm kiểm toán phải phối hợp công việc của các trưởng nhóm và trao đổi với nhà quản lý của khách hàng về những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Chủ phần hùn kiểm toán Người chủ phần hùn kiểm toán thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc của họ thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty.

Ở các công ty kiểm toán quốc tế, mỗi cấp lại bao gồm nhiều mức khác nhau. Thí dụ, trợ lý kiểm toán có thể chia thành 3 mức độ tùy theo kinh nghiệm. Hoặc chủ phần hùn có thể ở một quốc gia, một khu vực hay toàn cầu.

Trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, quá trình phát triển nghề nghiệp và các vị trí tùy theo quy mô và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Ở những tập đoàn lớn, bộ phận kiểm toán nội bộ có thể lên đến vài trăm người với nhiều cấp từ quốc gia, vùng cho đến toàn cầu. Trái lại, ở một công ty trung bình, bộ phận kiểm toán nội bộ có thể chỉ có một trưởng bộ phận và vài kiểm toán viên và trợ lý ở mức kinh nghiệm khác nhau.

Trong kiểm toán nhà nước, người kiểm toán viên nhà nước là công chức nên theo chế độ ngạch, bậc tùy thâm niên và mức kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý.
nguồn: vcpa.com.vn

Nhận xét