Tìm hiểu QA là gì ?


QA là gì ?

QA là viết tắt của cụm từ Quality Assurance trong tiếng Anh, được hiểu là đảm bảo chất lượng hay cụ thể hơn là giám sát, quản lý và bảo đảm chất lượng. Đây là tập hợp các hoạt động có tính hệ thống được xây dựng để đảm bảo tiến trình phát triển hoặc duy trì các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phù hợp với mục tiêu và yêu cầu chung. Nói cách khác, QA là bộ phận chỉ huy và trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. QA có vai trò quan trọng bởi hệ thống quản lý chất lượng tốt giúp cho doanh nghiệp vận hành trơn tru đồng thời hạn chế và ngăn chặn các rủi ro xảy ra trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

QA được hiểu là tập hợp các hoạt động bao gồm giám sát, quản lý, xây dựng hệ thống để bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với mục tiêu và yêu càu chung.


Như vậy bạn có thể hiểu được QA là gì, nếu như doanh nghiệp được hiểu như một bộ máy với các bộ phận công việc là các bánh răng thì QA giống như một loại dầu bôi trơn giúp cho bộ máy có thể phối hợp nhịp nhàng và vận hành trơn tru. Từ đó giúp cho nó có thể hoạt động lâu dài, hiệu quả và hạn chế tối đa các hỏng hóc thường gặp. QA là bộ phận thực thi và có trách nhiệm trong việc ra quyết định đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công đoạn nào của quy trình sản xuất cùng với đó là sử dụng các tiêu chuẩn, phương pháp hoặc thiết bị nào để tiến hành hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng. Không chỉ có vậy, QA còn hoạch định các tiêu chí quy định sản phẩm nào đạt chất lượng và được phân phối ra thị trường hoặc phải loại bỏ do các khuyết tật trong quá trình sản xuất.

QA khác với QC như thế nào ?


Xung quanh khái niệm QA còn có một bộ phận khác liên quan là QC khiến cho nhiều người không phân biệt được hai khái niệm này. Nếu như QA được hiểu là đảm bảo chất lượng thì QC, viết tắt của cụm từ Quality Control (điều khiển chất lượng) là tập hợp các hoạt động để đánh giá sản phẩm đang được tiến hành. Nói cách khác, QA là bộ phận chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Còn QC là bộ phận thi hành các quy định, sự chỉ đạo của QA trong việc kiểm tra và phân loại chất lượng sản phẩm.


QA và QC tuy cùng liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm tuy nhiên QA có trách nhiệm cao hơn so với QC trong quá trình kiểm định chất lượng trong doanh nghiệp.


Ngoài ra đối với các công ty công nghệ thông tin còn có một bộ phận khác được gọi là Tester (kiểm thử phần mềm), bộ phận này tập trung vào tìm kiếm các thiếu sót, các vấn đề phát sinh trong quá trình chạy chương trình/sản phẩm và được coi là một hoạt động của QC. Như vậy, bạn có thể hiểu QC, QA là gì và sự khác nhau của hai bộ phận công việc này như thế nào, cả hai đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và vận hành của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ và công việc của chính của QA là gì ?

QA khá giống như một người cảnh sát với nhiệm vụ đảm bảo mọi người tuân thủ theo pháp luật. Nhiệm vụ của người làm QA đó là xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả công việc đồng thời đảm bảo khả năng vận hành trơn tru, hạn chế tối đa sai lầm và rủi ro mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp. QA thực sự là vị trí quan trọng, đặc biệt là các PQA (Process Quality Assurance) bởi nó quyết định đến hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp.

Nhiệm vụ và công việc chính của QA là xây dựng các hệ thống và quy trình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp giúp cho quá trình sản xuất vận hàng trơn tru và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vậy các công việc chính của một người làm QA là gì ? Đó chính là thiết lập và xây dựng sổ tay cùng với quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp ví dụ như tiêu chuẩn ASME hay hệ thống ISO 9001. Một QA Engineer (kỹ sư đảm bảo chất lượng) có thể đảm nhiệm rất nhiều công việc.

- Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các bộ phận sản xuất để cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất.

- Lưu các báo cáo hồ sơ và chứng nhận năng lực theo quy định.

- Huấn luyện các bộ phận liên quan trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn cùng quy trình thực hiện cùng với đó là các thay đổi của hệ thống và quy trình theo từng giai đoạn.

- Đánh giá các đơn vị cung ứng hoặc các nhà thầu phối hợp thực hiện công việc tại doanh nghiệp.
nguồn:  hoidap365

Nhận xét